Hướng dẫn chi tiết cách đấu lắp toàn bộ phần đèn, còi và xi nhan


07/08/2018 | Xem 72736

Xin chào các bạn, hôm nay mình sẽ hướng dẫn chi tiết cách đấu lắp toàn bộ phần đèn, còi, xi nhan qua đổi nguồn, ổ khóa, công tắc và chip rơ le. Đầu tiên các bạn có thể hình dung tất cả phần dây âm của đèn, còi, xi nhan ở trên một chiếc xe máy điện đều tụ về một điểm.

Sử dụng chung dây âm chính là cách tiết kiệm dây của 100% hãng sản xuất xe điện tại Việt Nam. Nếu chất lượng của dây tốt thì việc làm này sẽ không ảnh hưởng gì đến chất lượng sử dụng xe. Nhưng nếu dây không tốt sẽ làm mất sụt sịt đèn, còi, xi nhan liên miên.

Ở bài này mình sẽ hướng dẫn các bạn ráp và giải thích nguyên lí hoạt động chứ không dạy sửa. Vì khi các bạn hiểu rõ cách hoạt động của nó thì bạn mới có khả năng bắt bệnh và đưa ra xử lí chính xác.

Hướng dẫn chi tiết cách đấu lắp toàn bộ phần đèn, còi và xi nhan
Đèn còi xi nhan

Quy trình thực hiện sẽ tiến hành như sau:

- Đầu tiên mình sẽ nối tất cả các mối âm của xi nhan trước, xi nhan sau, đèn, còi và đổi nguồn. Tất cả mình sẽ nối vào một mối cho giống như ở trên một chiếc xe điện thực tế. Tất cả dây âm nối vào nhau, riêng dây âm của còi thì không quan trọng, dương còi cũng được.

Xi nhan cũng vậy, nhưng với xi nhan 12V của Xmen phải đúng âm dương nó mới sáng được. Mình cũng cấp âm cho bộ đổi nguồn này, cấp nguồn cho toàn bộ còi, đèn, xi nhan qua một dây nguồn đầu ổ vuông. Đầu này sẽ cắm vào bình ắc quy, nguồn âm sẽ cấp trực tiếp vào nhánh chính này. Cuốn băng dín sơ qua để nó không bị chập điện.

- Dây nguồn tổng dương mình đấu vào dây ổ khóa. Ở đây là một bộ chìa 2 khóa thì mình xoắn vào nhau. Khi bật chìa khóa nấc 1 hay nấc 2 đều phát điện ra.

Hướng dẫn chi tiết cách đấu lắp toàn bộ phần đèn, còi và xi nhan
Đèn còi xi nhan đảm bảo

Lưu ý : Tất cả đèn, còi, xi nhan trên một chiếc xe điện đều phải lấy dương sau ổ khóa.

- Dương này chính là dương nguồn tổng 48 - 60 V tùy vào số bình. Nhưng đây toàn dùng thiết bị 12V nên mình phải đấu qua bộ đổi nguồn. Giờ sẽ đấu trực tiếp, dây màu đỏ chính là dây đầu vào của bộ đổi nguồn. Nó sẽ nhận điện giải 36 -72V. Có nghĩa là đầu vào 36 - 72V, 3 bình, 6 bình nối tiếp, còn đầu ra là 12V. Đầu ra của nó sẽ là dây màu vàng và đen, đầu vào là dây đỏ và đen. Mình muốn lấy điện ra thì sẽ lấy ở màu vàng và nhánh màu đen mà đã đấu trung 12V. Như vậy, mình đã đấu xong cấp nguồn âm cho tất cả các thiết bị và nguồn tổng cho bộ đổi nguồn. Mình có thể kiểm tra cho các bạn xem luôn đã có điện 12 V chưa bằng cách cắm nguồn vào ắc quy. Giờ đo chưa thể ra Vôn nên các bạn phải bật chìa khóa thì mới có điện 12V được. Dùng đồng hồ đo ở thang 200 V kiểm tra. Như vậy, mình đã có một mối dương 12V.

- Giờ sẽ cấp dương qua công tắc trên một chiếc xe máy điện. Nó sẽ cấp nguồn âm vào trực tiếp tất cả các thiết bị và cấp nguồn dương tổng vào ổ khóa. Sau đó, sẽ vào bộ đổi nguồn, để bộ đổi nguồn chuyển sang loại điện 12V.

Hướng dẫn chi tiết cách đấu lắp toàn bộ phần đèn, còi và xi nhan
Các thiết bị được lắp hoàn chỉnh

- Mình hướng dẫn luôn cách biết được trong 7 sợi dây này, sợi dây nào là công tắc còi, công tắc đèn, và sợi nào là công tắc xin nhan. Khi nhìn một công tắc bất kỳ có còi, đèn, xi nhan thì mình biết luôn nó có 7 dây với lí do sau: Công tắc còi chắc chắn có 2 dây, công tắc đèn loại 1 nấc này chỉ có 2 dây, còn công tắc có xi nhan chuyển sang 2 bên thì chắc chắn có 3 dây (1 dây ở giữa và 2 dây bên cạnh).

- Đo thông mạch để biết đâu là công tắc đèn và công tắc còi. Dùng đồng hồ vạn năng chuyển sang ở thang thông mạch. Đặt kim ở 2 đầu và bấm còi nó thông mạch, chính là công tắc còi. Cái còn lại chắc chắn là công tắc đèn. Màu trắng và xanh là công tắc đèn mình đấu luôn. Một đầu xoắn luôn vào đèn. Đầu còn lại chắc chắn có nguồn dương 12V vào đây. Nguồn dương 12V chính là nguồn sau bộ đổi nguồn này. Mình sẽ giải thích rõ luôn.

Ví dụ màu vàng là công tắc còi thì ở đây điện 12V từ bộ đổi nguồn này chạy theo dây màu vàng . Mình đấu tiếp tục vào màu vàng nhỏ này. Điện từ vàng nhỏ chạy lên công tắc còi, khi bạn bấm còi thì điện dương sẽ cấp ra dây màu nâu và chạy cấp vào còi. Như vậy, còi đã cấp dương, còn âm thì đã ở âm trung có sẳn. Khi cấp đủ dương còi sẽ kêu, nguyên lí hoạt động nó đơn giản như vậy.

Qúa trình kiểm tra còi và đèn đã kêu và sáng. Giờ tắt ổ điện đi và tiến hành đấu xi nhan. Xi nhan ở trên một khung xe, người ta sẽ nối xi nhan trái ở trước và sau nối dương vào nhau. Bây giờ chúng ta sẽ phải cấp nguồn dương vào đây thì mới sáng xi nhan. Nhưng mình lại muốn nó qua công tắc, cấp dương vào sáng luôn. Mặt khác mình muốn dương này qua công tắc này để khi điều khiển, muốn nó sáng thì nó sáng.

Hơn nữa mình muốn nó qua chip rơ le để cho nó nháy. Để làm được điều này ta tiến hành thực hiện như sau: Làm biến tầng điện 12V này đi bằng cách xoắn chip rơ le, cấp điện vào chip rơ le. Ở đây nó còn công tắc xi nhan, có 3 màu xanh đỏ đen. Mình không biết cái nào ở giữa, cái giữa là cái dây dương mình cần phải nối điện 12 V này lên. Để khi mình gạt sang bên trái thì nó sẽ thông mạch để truyền điện sang xi nhan trái và ngược lại bên phải này để truyền điện sang bên phải. 3 dây xanh đỏ đen này mình cần phải tìm đúng dây ở giữa bằng cách đo thông mạch. Để đồng hồ ở thang thông mạch, công tắc ở vị trí bật xi nhan trái.

Đặt kim ở vị trí giữa, chạm sang trái, phải gì đều thông mạch. Bật công tắc xi nhan ở vị trí phải, chạm bên phải kêu, chạm trái không kêu. Như vậy dây ở giữa là dây màu xanh, ta cắt và nối vào nguồn 12V (dây màu vàng).

Công tắc này đã có điện chờ 12V vào nấc giữa rồi. Vấn đề còn lại là mình bật bên nào thì nó cấp điện bên ấy. Giờ mình hướng dẫn các bạn đâu là bên trái, đâu là bên phải, bật công tắc sang trái đo thông mạch màu đen này là bên trái. Bật sang bên phải màu đỏ kêu. Như vậy, màu đen dẫn nguồn 12V, khi chúng ta bật sang trái. Còn màu đỏ là bên phải.

Đấu màu đen vào cụm dây sẽ cấp nguồn dương cho xi nhan trước và xi nhau sau và bên trái. Màu đỏ này sẽ đấu vào cụm dây để cấp nguồn dương 12V cho xi nhan sau , trước và bên phải. Bật xi nhan trái nó đã nháy và qua chip rơ le. Tiếp tục bật bên phải đã nháy. Nếu trường hợp không cho qua chip xi nhan thì sẽ như thế nào.

Bật xi nhan chỉ sáng không nháy và kêu. Như vậy muốn nó kêu và nháy bạn phải cho qua chip xi nhan này. Đây chính là toàn bộ một sơ đồ đấu đèn, còi, xi nhan chuẩn trên các xe máy điện. Hiện tại các xe máy điện đều sử dụng sơ đồ chính xác này.

Chúc các bạn thành công!

Phan Thị Lệ Huyền


Tag:


Địa chỉ các Showroom