Hướng dẫn chi tiết đồng hồ vạn năng Kaise cho thợ xe máy và xe điện


16/05/2018 | Xem 1915

Xin chào các bạn!

Hôm nay mình sẽ hướng dẫn cách sử dụng đồng hồ vạn năng ứng dụng vào công dụng sửa chữa xe điện. Đồng thời giới thiệu luôn đồng hồ vạn năng thương hiệu uy tín của Trung Quốc, nhãn Kaise, giá cả thực sự hợp lý cực kỳ tốt kèm đôi kim nhỏ như kim khâu, chuyên để chọc vỏ dây điện.

Đặc biệt chọc vừa đầu rắc lỗ dây nhựa của các loại xe máy điện, xe đạp điện. Khi mình chọc vào nó sẽ giữ luôn và không cần người khác giữ hộ, trên thị trường nhiều hãng nhưng khó có hãng nào giá thành hợp lý, chất lượng uy tín, phù hợp với túi tiền như Kaise vừa chuyên dùng cho thợ xe máy và xe điện.

Hiện nay, có quá nhiều hãng đồng hồ, chỉ cần lên google gõ là ra hàng trăm kiểu dáng giá cả khác nhau, tuy nhiên bạn không nên mua hãng quá rẻ, chắc chắn nhanh hư hỏng cũng không nên mua quá mắc tiền, những hãng mắc tiền dùng cho các chuyên gia nghiên cứu mạch điện, bạn cũng không nên mua làm gì.

Tuy nhiên, hãng Kaise này thì ngược lại, hợp túi tiền, chất lượng tốt, bền đẹp, sử dụng dễ dàng.

Kaise bên ngoài được nhà sản xuất bao bọc với vỏ hộp vuông vắn, đẹp mắt, dễ mở nhưng chắc chắn.

Trong hộp gồm kim nhỏ, có thể đâm xuyên mọi thứ dù có dính keo cũng không gặp trở ngại gì.

Ngoài ra có phiếu hướng dẫn sử dụng, có số điện thoại của xưởng dễ dàng liên hệ.

Hướng dẫn chi tiết đồng hồ vạn năng Kaise cho thợ xe máy và xe điện
Đồng hồ vạn năng kaise

Sau đây đi vào nhân vật chính là đồng hồ vạn năng

Khi sử dụng bạn nhấn nút mở, rồi cắm rắc vào. Đồng hồ vạn năng này có 8 chức năng với nhiều ứng dụng tuyệt vời, dùng để sửa chữa xe máy và xe đạp điện, và xe máy điện.

Chức năng:

1. Đo ôm

2. HFE: cái này để đo thêm hệ số khuếch đại meta.

3. V(vôn): để đo từ 2 vôn đến 1000v.

4. V(vôn có dấu ngã phía trên) dùng để đo dòng điện xoay chiều . ví dụ như dòng điện của pin và ắc quy.

5. Đo điện dung: có nghĩa là 20N, 200N hay gần giống chữ U cuối (sửa chữa xe điện không cần dùng đến chức năng này).

6 và 7. Phần chữ A: ký hiệu chữ A để đo cường độ dòng điện, hay còn gọi cường độ dòng điện xoay chiều, hay cường độ dòng điện 1 chiều. Chữ A có dấu ngang trên đầu đo dòng điện 1 chiều, còn chữ A có dẫu ngã đo cường độ dòng điện xoay chiều.

8. Là thang đo thông mạch (thang đo đi ốt) cái này sử dụng đi ốt để đo thông mạch trên các xe điện, đo kiểm tra dây, ổ khóa, có biểu tượng như hình wifi. Đối với chức năng này, mình chạm đầu kim vào với nhau sẽ kêu tít tít.

Đối với mũi kim màu vàng, được làm bằng hợp kim đồng, dẫn tín hiệu vô cùng tốt. Cái này hơn hẳn những đồng hồ thông thường là có đầu nhọn và khấc giữ, dùng để chọc các rắc xe điện thì không có gì qua được.

Bây giờ sử dụng luôn đi ốt thông mạch, lấy một sợi dây để xem có thông được với nhau hay không, hay là đứt ở giữa.

Cách đo: là chạm 1 đầu kim, nếu như màu nâu thì tìm 1 màu nâu nếu nó kêu thì chứng tỏ nó thông mạch. Không kêu thì chứng tỏ dây không thông, đã bị đứt.

Hoặc có thể lấy 2 sợi màu xanh, màu nâu xoắn lại với nhau, đo ở phía trên, cắm vào kim nếu thông thì đó là dây không thì sẽ kêu.

Đó là “sự lợi hại” của Kaise, vì không phải đồng hồ nào cũng có mũi kim này. Nó chất lượng, đảm bảo, nên được nhiều người tin dùng, đặc biệt có mũi kim đầu nhọn đảm bảo. Có thể dùng để đo chìa khóa, tay gas đều được.

Cuối cùng: Đo Vôn dòng điện chỉ ở 2 nấc, 1 là 20V, hoặc là 200v, nếu bạn không muốn mất thời gian cứ mặc định 200v cũng được.

Còn khi đo 20v thường có phẩy phía sau có thêm 1 số, gồm 13,14.

Nếu để ở 200v chỉ có 13,1 hoặc 13 nó sẽ không có thêm mấy phẩy. Để trên 1000v thì chỉ có 13. Tuy nhiên, mình chỉ quan tâm đến 20v, 200v. Nếu có nhiều phẩy phía sau nữa thì có nhiều phẩy phía sau.

Mọi thắc mắc xin liên hệ 0938 906 8861800 6726 - 093.890.6886 hoặc gửi về mail: [email protected] để chúng tôi tư vấn thêm.

Chúc khách hàng luôn thành công!.

Phan Thị Lệ Huyền


Tag:


Địa chỉ các Showroom